Chức năng chia sẻ/bán tài liệu đang dần được hoàn thiện. Các bạn đón chờ trong những tháng tới nhé!

6 lý do nên sử dụng công nghệ trong kế hoạch giáo dục

06/08/2022 - Kinh nghiệm giảng dạy

6 lý do nên sử dụng công nghệ trong giáo dục

Công nghệ đã cách mạng hóa cách con người tương tác và kết nối với nhau, và các lớp học, nhà ở và văn phòng hiện đại khác hẳn so với cách đây 20 - 30 năm trước. Học sinh/ sinh viên ngày nay cần chuẩn bị cho một nơi làm việc tiếp xúc nhiều hơn với phương tiện truyền thông xã hội, truyền hình, trò chơi điện tử và những tiến bộ công nghệ khác. Dưới đây là 6 cách giáo viên có thể tận dụng Internet và các công nghệ khác để nâng cao hiệu quả dạy và học.

1. Tận dụng lượng thông tin có sẵn

Khi sử dụng Internet, giáo viên và học sinh của họ có cơ hội tiếp cận khối lượng thông tin và kiến thức vô hạn. Các dự án trường học không còn bị giới hạn trong phạm vi tiếp cận của sách giáo khoa trong các thư viện trực tiếp tại trường. Sinh viên có thể sử dụng Google để tìm hiểu thêm về các chủ đề mà học quan tâm trong khoảng thời gian ngắn và tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Giáo viên có thể khuyến khích học sinh sử dụng các thông tin tham khảo được từ Internet để có thể nghiên cứu sâu hơn về các môn học và nắm vững thông tin.

Công nghệ giúp người dạy và người học tận dụng nguồn thông tin có sẵn Công nghệ giúp người dạy và người học tận dụng nguồn thông tin có sẵn (Ảnh minh họa)

2. Cơ hội tìm hiểu địa lý, lịch sử và văn hóa

Với một thế giới ngày càng được xác định bởi thương mại toàn cầu và thông tin liên lạc, cơ hội gặp gỡ và nói chuyện với sinh viên ở các quốc gia khác là một trải nghiệm quý giá đối với mọi học sinh.

Địa lý, lịch sử quốc tế, ngôn ngữ và văn hóa có ý nghĩa lớn hơn nhiều khi học sinh có thể tương tác với những người từ quốc gia đó thay vì chỉ học về họ trong sách giáo khoa. Học sinh có thể phỏng vấn những người bạn quốc tế về phong tục và văn hóa địa phương của họ để có được những kinh nghiệm nhờ việc gặp gỡ và kết nối toàn cầu thông qua Internet.

Công nghệ mở rộng cơ hội tìm hiểu địa lý, lịch sử, văn hóa thế giới Công nghệ mở rộng cơ hội tìm hiểu địa lý, lịch sử, văn hóa thế giới (Ảnh minh họa)

3. Tiếp cận với các chuẩn mực giáo dục mới

Các lớp với số lượng học sinh lớn, đặc biệt ở môi trường giáo dục đại học, giảng viên không thể kiểm soát 100% sinh viên trong lớp. Mặc dù Internet không thể thay thế cho tương tác cá nhân, nhưng nó cung cấp nhiều nguồn thông tin khoa học và nhanh chóng giúp giảng viên tương tác với sinh viên và chia sẻ các tài liệu một cách đầy đủ và nhanh nhất, bao gồm tất cả hướng dẫn học, slides bài giảng, sơ đồ tương tác, record bài giảng…

Có thể có một số người sẽ học tập và tiếp thu tốt hơn khi họ đọc tài liệu, đọc sách hay ghi chép thông thường. Nhưng cũng có rất nhiều học sinh/ sinh viên có thể học tốt hơn thông qua video hoặc đánh máy trên laptop. Học sinh có thể vừa sử dụng các thiết bị công nghệ để ghi chép, lưu lại bài học đồng thời tìm kiếm thông tin khi cần thiết.

Công nghệ giúp tiếp cận với những chuẩn mực giáo dục mới Công nghệ giúp tiếp cận với những chuẩn mực giáo dục mới (Ảnh minh họa)

4. Cải thiện tốc độ tiếp thu kiến thức

Với Internet, học sinh không chỉ có cơ hội học tập bằng cách sử dụng phương tiện học tập ưa thích mà còn có thể thiết lập tốc độ tốt hơn. Trong mỗi lớp học, có một số học sinh nắm bắt tài liệu nhanh chóng nhưng sẽ cảm thấy nhàm chán với sự lặp lại sau đó, không có sự mở rộng và nâng cấp các kiến thức.

Công nghệ có thể giúp giáo viên tạo các bài học cho phép những học sinh học tốt nghiên cứu sâu hơn về chủ đề hoặc khám phá các chủ đề liên quan, đồng thời cho phép những học sinh học yếu hơn có nhiều thời gian hơn để hiểu tài liệu.

Cải thiện tốc độ tiếp thu kiến thức Cải thiện tốc độ tiếp thu kiến thức (Ảnh minh họa)

5. Chia sẻ kiến thức, phát triển giáo dục

Học sinh sinh viên hiện nay đều có tinh thần chủ động rất cao và tư tưởng học tập phát triển, phóng khoáng. Nếu trước đây, học sinh có thể tạo các báo cáo và dự án tuyệt vời nhưng chỉ có giáo viên và các bạn học của họ mới xem, thì giờ đây những thành quả mà học sinh đạt được trong quá trình học tập đều có thể dễ dàng chia sẻ trực tuyến để nhiều người biết đến, để tài năng của họ được công nhận và những người khác có thể cùng học hỏi.

Học sinh sinh viên có thể tạo ra các tài liệu để các sinh viên khác sử dụng và nhận được phản hồi, đóng góp về ý tưởng của họ, không chỉ phạm vi trong một thành phố, quốc gia mà có thể nhận được sự quan tâm của nhiều người trên toàn thế giới. Điều này sẽ giúp học sinh tự hào về năng lực của họ và tìm thấy ý nghĩa trong việc mà họ làm.

Học sinh chia sẻ tài liệu và khẳng định bản thân nhờ Internet Học sinh chia sẻ tài liệu và khẳng định bản thân nhờ Internet (Ảnh minh họa)

6. Cơ hội cộng tác của sinh viên

Vốn dĩ ở bậc đại học, sinh viên đã có các cơ hội trao đổi du học sinh, cơ hội du học và làm việc với sinh viên các trường nước ngoài. Nhưng nhờ công nghệ, việc này diễn ra dễ dàng và cơ hội phát triển tăng cao hơn. Chẳng hạn như sự phổ biến gần đây của nhiều ứng dụng công nghệ Zoom, Google meet…cho phép các sinh viên nói chuyện và làm việc cùng nhau một cách dễ dàng mà không cần gặp mặt trực tiếp.

Mở rộng cơ hội gặp gỡ và hợp tác Mở rộng cơ hội gặp gỡ và hợp tác (Ảnh minh họa)

Lời kết

Trên đây là 6 lý do không thể phủ nhận về tầm quan trọng của công nghệ trong giáo dục. Ngoài ra, công nghệ còn rất nhiều vai trò to lớn hứa hẹn sẽ phát triển giáo dục và mọi mặt của xã hội theo hướng tích cực nhất.

Logo Eduubi

© 2024 Eduubi. All rights reserved

Facebook EduubiYoutube Eduubi

Công ty TNHH Eduubi

Địa chỉ: 25 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0316727909,

Ngày cấp: 02/03/2021,

Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.

Chứng nhận bởi

Đã đăng ký với bộ công thương