Chức năng chia sẻ/bán tài liệu đang dần được hoàn thiện. Các bạn đón chờ trong những tháng tới nhé!

Chiến lược để giáo viên phát triển mối quan hệ với học sinh

22/08/2022 - Kinh nghiệm giảng dạy

Chiến lược phát triển mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh

Những giáo viên giỏi nhất có khả năng phát huy tối đa tiềm năng học tập của mỗi học sinh trong lớp của họ bởi họ hiểu rằng chìa khóa để mở ra tiềm năng của học sinh là bằng cách phát triển các mối quan hệ tích cực, tôn trọng với học sinh của họ ngay từ những ngày đầu tiên của năm học. Điều này tuy không dễ dàng nhưng với những phương pháp chúng tôi sẽ chia sẻ dưới đây sẽ giúp giáo viên cải thiện mối quan hệ với học sinh rất nhiều.

1. Chuẩn bị bài giảng kỹ càng

Hầu hết học sinh đều phản hồi tích cực khi tiết học của các em được phân bổ rõ ràng. Điều đó làm cho học sinh cảm thấy việc học khoa học hơn. Những giáo viên không chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp không chỉ làm mất thời gian giảng dạy quý giá mà còn khiến học sinh trở nên trì trệ và mất hứng thú học tập hơn.

Chuẩn bị bài giảng kỹ càng Chuẩn bị bài giảng kỹ càng (Ảnh minh họa)

2. Dạy bằng sự nhiệt tình và đam mê

Học sinh sẽ yêu thích hơn khi một giáo viên nhiệt tình và say mê với nội dung mình đang dạy. Theo quy luật lây lan của cảm giác trong tâm lý học, cảm xúc và hứng khởi trong trường hợp này cũng được truyền từ giáo viên sang cho học sinh. Khi một giáo viên giới thiệu nội dung mới một cách nhiệt tình, học sinh sẽ tiếp thu nội dung đó dễ dàng hơn.

Giảng dạy bằng đam mê và sự nhiệt tình Giảng dạy bằng đam mê và sự nhiệt tình (Ảnh minh họa)

3. Thể hiện thái độ tích cực trên lớp

Mọi người đều có những ngày buồn hay vui kể cả giáo viên. Mọi người đều trải qua những vấn đề và cảm xúc cá nhân khó có thể giấu đi. Nhưng nếu bạn là giáo viên thì điều cần thiết là không nên để các vấn đề cá nhân của bạn ảnh hưởng đến khả năng giảng dạy của bạn. Giáo viên nên tiếp cận lớp học của mình mỗi ngày với một thái độ tích cực để không làm giảm hiệu quả dạy và học.

Nếu giáo viên tích cực, học sinh nói chung sẽ tích cực. Không ai thích ở xung quanh một người luôn tiêu cực. Học sinh sẽ có cái nhìn không tốt với một giáo viên luôn luôn tiêu cực. Và ngược lại, với một giáo viên luôn tích cực sẽ giúp các em học sinh yêu quý và yêu cả môn học mà họ dạy.

4. Kết hợp khiếu hài hước vào bài học

Để việc dạy và học không nhàm chán, giáo viên nên kết hợp sự hài hước vào các bài học hàng ngày của họ. Điều này có thể thể hiện qua việc chia sẻ một câu chuyện cười thích hợp liên quan đến nội dung bạn sẽ dạy vào ngày hôm đó. Hay có thể là nhập tâm vào nhân vật và mặc một bộ trang phục thú vị cho buổi giảng. Như thế thì học sinh sẽ cảm thấy gần gũi với giáo viên hơn để việc học không còn áp lực.

Kết hợp khiếu hài hước vào bài học Kết hợp khiếu hài hước vào bài học (Ảnh minh họa)

5. Sáng tạo bài giảng

Chắc chắn sẽ không có học sinh nào muốn tham gia những tiết học mà chỉ có liên tục ghi chép. Các em sẽ thích các bài học sáng tạo và hấp dẫn hơn, cho phép học sinh làm chủ trong quá trình học tập của mình. Nên để học sinh tận hưởng các hoạt động học tập thực hành, năng động, nơi các em có thể vừa học vừa chơi. Đặc biệt học sinh sẽ rất hào hứng với các bài học dựa trên công nghệ và các buổi học ngoại khóa.

6. Lồng ghép sở thích của học sinh vào bài giảng

Mỗi học sinh đều có niềm đam mê với một thứ gì đó. Giáo viên nên sử dụng những sở thích và đam mê này làm lợi thế cho mình bằng cách kết hợp chúng vào các bài học. Những giáo viên dành thời gian để làm điều này sẽ thấy sự tham gia nhiều hơn, mức độ tham gia cao hơn và sự gia tăng hiệu quả tổng thể trong học tập. Học sinh sẽ đánh giá cao nỗ lực mà giáo viên đã thể hiện và sẽ trở nên quan tâm giáo viên của mình hơn.

Lồng ghép sở thích của học sinh vào bài giảng Lồng ghép sở thích của học sinh vào bài giảng (Ảnh minh họa)

7. Kết hợp kể chuyện thành bài học

Mọi người đều thích một câu chuyện hấp dẫn. Các câu chuyện cho phép học sinh kết nối thực tế với các khái niệm mà họ đang học. Kể chuyện để giới thiệu hoặc củng cố các khái niệm, đưa các khái niệm đó vào cuộc sống, điều này giữ cho học sinh hứng thú học tập. Nó sẽ đặc biệt hiệu quả khi giáo viên có thể kể một câu chuyện cá nhân liên quan đến một khái niệm đang được dạy. Một câu chuyện hay sẽ cho phép học sinh tạo ra những kết nối mà có thể họ chưa làm được. Giáo viên và học sinh cũng từ những câu chuyện đó mà trở nên gần gũi hơn.

8. Quan tâm đến cuộc sống cá nhân của học sinh

Nói chuyện với học sinh của mình về sở thích và các hoạt động ngoại khóa mà các em tham gia, câu chuyện gia đình hay chuyện tình yêu tuổi học trò. Hãy quan tâm đến sở thích của các em ngay cả khi bạn không có cùng đam mê với chúng. Giáo viên cũng có thể giành thời gian tham dự một vài trò chơi bóng hoặc hoạt động ngoại khóa cùng học sinh để thể hiện sự ủng hộ và gắn bó.

Quan tâm đến đời sống cá nhân của học sinh Quan tâm đến đời sống cá nhân của học sinh (Ảnh minh họa)

Lời kết

Như vậy, trở nên gần gũi và gắn bó với học sinh không phải là quá khó, chỉ cần người giáo viên đủ đam mê với nghề và yêu quý các học sinh của mình cùng với việc kết hợp các phương pháp mà chúng tôi gợi ý ở trên thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Chúc mọi giáo viên luôn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với học sinh của mình!

🔔 Follow fanpage của Eduubi tại: Eduubi - Chuyển đổi số giáo dục

👉 Để nhận được thông tin chia sẻ tài liệu bài giảng và thủ thuật sử dụng các phần mềm dạy học online một cách nhanh nhất.

Logo Eduubi

© 2024 Eduubi. All rights reserved

Facebook EduubiYoutube Eduubi

Công ty TNHH Eduubi

Địa chỉ: 25 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0316727909,

Ngày cấp: 02/03/2021,

Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.

Chứng nhận bởi

Đã đăng ký với bộ công thương