Chức năng chia sẻ/bán tài liệu đang dần được hoàn thiện. Các bạn đón chờ trong những tháng tới nhé!

Dạy học tích hợp trong thời kỳ cách mạng giáo dục 4.0

03/09/2022 - Phương pháp học tập

Dạy học tích hợp

Trong bối cảnh giáo dục không ngừng được đổi mới và phát triển, giáo viên cũng có nhiệm vụ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn trong đó có dạy học tích hợp

1. Dạy học tích hợp là gì? Mục đích của dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp là một phương pháp giảng dạy mới nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết có hiệu quả những tình huống thực tiễn.

Theo đó, giáo viên sẽ là người hướng dẫn học sinh tiếp cận giữa nội dung lý thuyết trong tài liệu sách vở và tích hợp với những công cụ xử lý và tư duy giải quyết vấn đề thực tiễn. Quyền chủ động trong giảng dạy giờ đây không chỉ bắt nguồn từ giáo viên mà đã được trao cho cả hai bên là học sinh - giáo viên. Nói đúng hơn, các tiết học sẽ không còn là giảng dạy mà sẽ là trao đổi, tiếp nhận và nâng cao.

Dạy học tích hợp sẽ giúp học sinh nhận thức được vấn đề một cách nhanh nhất, mang tính ứng dụng thực tiễn cao, phát triển được các kỹ năng mềm trong giải quyết tình huống.

Dạy học tích hợp là gì? Mục đích của dạy học tích hợp Dạy học tích hợp là gì? Mục đích của dạy học tích hợp (Ảnh minh họa)

Mục tiêu mà dạy học tích hợp muốn hướng đến đó chính là:

Thứ nhất giúp giáo viên xác định được rõ mục tiêu, lựa chọn những nội dung quan trọng, thực sự cần thiết khi tổ chức dạy học. Một thực tế là những gì chúng ta được học trên lớp thường khác xa với những gì xảy ra, lý thuyết và thực tiến luôn có những góc đối lập nhau.

Vì thế, dạy học tích hợp đặt ra mục tiêu cho giáo viên phải biết chắt lọc nội dung cốt yếu, thứ hai là biết kết hợp các công cụ để truyền đạt thông tin với học sinh một cách hiệu quả nhất.

Việc học cũng sẽ trở nên có ý nghĩa thiết thực hơn với học sinh khi họ cảm nhận được tính thực tiễn của bài học, họ dễ dàng để đối phó với những tình huống, vấn đề phức hợp.

Giáo viên xác định được rõ mục tiêu, lựa chọn những nội dung quan trọng Giáo viên xác định được rõ mục tiêu, lựa chọn những nội dung quan trọng (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, dạy học tích hợp cũng muốn giảm nặng khối lượng kiến thức mà học sinh phải tiếp nhận. Và không chỉ học sinh, giáo viên cũng phải là người tiên phong tiếp nhận đủ loại lý thuyết mà đôi khi thực tế lại không cần sử dụng đến chúng.

Mặc dù trong bước đầu chuyển đổi, giáo viên cũng sẽ đối mặt với những khó khăn thách thức nhưng càng về lâu dài, phương pháp dạy học tích hợp sẽ là công cụ phụ trợ đắc lực cho các thầy cô.

2. Những khó khăn trong dạy học tích hợp

Khi bắt đầu bất kỳ một cuộc chuyển giao nào cũng sẽ có những thách thức và cơ hội, đặc biệt là trong lĩnh vực đặc thù như giáo dục. Bên cạnh những lợi ích mà dạy học tích hợp mang lại, thì cũng tồn tại vô vàn khó khăn mà thầy cô sẽ phải tiếp nhận.

Đầu tiên là về nội dung bài học, thầy cô sẽ là người phải “dỡ bỏ” đi cái nội dung truyền thống bao lâu nay về môn học mà mình đang dạy, cái khó đó chính là khi đã hình thành thói quen ăn sâu trong tiềm thức thì khó để thay đổi.

Dạy học tích hợp sẽ không chỉ còn là vấn đề tiếp nhận của các thầy cô trong phương thức nội dung, mà còn liên quan tới những môn học khác, những công cụ thiết bị hỗ trợ và bao gồm cách thức tương tác với giáo viên.

Những khó khăn trong dạy học tích hợp Những khó khăn trong dạy học tích hợp (Ảnh minh họa)

Có một sự thực không thể phủ nhận là ở phần đông các lớp học, đặc biệt là những lớp học miền núi thì tính chủ động của học sinh trong giờ rất thấp, thường là học sinh có tâm trạng “e dè” giáo viên, hay tâm lý “sợ sai”, sợ bị phạt, sợ điểm kém. Đây chính là thách thức lớn trong việc trao đổi và truyền đạt thông tin giữa giáo viên và học sinh.

Câu hỏi đặt ra cho giáo viên là “Làm sao để xóa bỏ khoảng cách với các học sinh của mình?”

Một điểm khác là chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục là khác nhau, không có tính đồng đều, phân hóa rõ nhất là nông thôn và thành thị. Vì thế đây cũng sẽ là một khó khăn trong công tác giảng dạy mà nhiệm vụ đặt lên những người đầu tàu để đảm bảo sự đồng bộ trong quá trình triển khai phương pháp dạy học tích hợp.

3. Vai trò của thầy cô giáo trong dạy học tích hợp

Trong bối cảnh áp dụng phương pháp dạy học tích hợp, vai trò của thầy cô trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thầy cô sẽ là người tiên phong tiếp nhận những thay đổi và tự mình thay đổi cách thức giáo dục bao lâu nay để truyền đạt lại kiến thức cho học sinh theo một phương pháp tiên tiến hơn.

Thầy cô sẽ là cầu nối của học sinh với kiến thức, sẽ ở vai trò là người hướng dẫn nhiều hơn, còn công việc còn lại là nằm ở học sinh, tạo cho học sinh tư duy phản xạ, chủ động trong học tập hơn trước.

Vai trò của thầy cô giáo trong dạy học tích hợp Vai trò của thầy cô giáo trong dạy học tích hợp (Ảnh minh họa)

Lúc này, câu chuyện không còn là giáo viên dạy học sinh mà sẽ được cân bằng dần đều giữa hai bên, học sinh sẽ không chỉ thụ động tiếp nhận thông tin mà còn là người đưa ra đánh giá, phản hồi. Và như thế, chất lượng giáo dục đào tạo sẽ được nâng lên.

Dù thay đổi như thế nào thì vai trò của người thầy là hết sức quan trọng và đóng góp một phần lớn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh.

Lời kết

Trên đây là một số những chia sẻ của Eduubi về phương pháp dạy học tích hợp trong thời đại 4.0. Hy vọng bài viết này hữu ích với các bạn độc giả.

🔔 Follow fanpage của Eduubi tại: Eduubi - Chuyển đổi số giáo dục

👉 Để nhận được thông tin chia sẻ tài liệu bài giảng và thủ thuật sử dụng các phần mềm dạy học online một cách nhanh nhất.

Logo Eduubi

© 2024 Eduubi. All rights reserved

Facebook EduubiYoutube Eduubi

Công ty TNHH Eduubi

Địa chỉ: 25 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0316727909,

Ngày cấp: 02/03/2021,

Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.

Chứng nhận bởi

Đã đăng ký với bộ công thương