Chức năng chia sẻ/bán tài liệu đang dần được hoàn thiện. Các bạn đón chờ trong những tháng tới nhé!

Tuyệt chiêu sử dụng ngôn ngữ truyền cảm hứng trong dạy học

20/09/2022 - Kinh nghiệm giảng dạy

Sử dụng ngôn ngữ truyền cảm hứng trong dạy học

Một trong những kỹ năng giúp giáo viên chinh phục bài giảng đó chính là biết cách sử dụng linh hoạt ngôn ngữ kết hợp phong cách giảng dạy. Vậy ngôn ngữ truyền cảm hứng trong dạy học được thể hiện như thế nào thì phù hợp? Cùng tìm hiểu chủ đề này với Eduubi trong bài viết dưới đây:

1. 3 loại ngôn ngữ trong giảng dạy

Trong dạy học, giáo viên thường sử dụng nhiều nhất 3 loại ngôn ngữ truyền cảm hứng sau đây: Ngôn ngữ chuyên gia, ngôn ngữ kinh nghiệm, ngôn ngữ truyền cảm hứng, ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ thẳng thắn.

1.1. Ngôn ngữ chuyên gia và kinh nghiệm

Trước tiên cần phải hiểu chuyên gia là thuật ngữ chỉ về những người người được đào tạo theo hướng chuyên sâu có kinh nghiệm thực hành công việc và có kỹ năng thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể hoặc có hiểu biết vượt trội so với mặt bằng kiến thức chung.

Với phong cách ngôn ngữ chuyên gia, giáo viên sẽ dùng sự hiểu biết kiến thức chuyên môn của mình để chia sẻ và truyền đạt lại cho học sinh. Trong bối cảnh này, giáo viên sẽ đóng vai trò là một chuyên gia.

Ngôn ngữ chuyên gia Ngôn ngữ chuyên gia (Ảnh minh họa)

Cũng tương tự như ngôn ngữ chuyên gia, phong cách ngôn ngữ kinh nghiệm là phong cách nói chuyện của những người đã có trải nghiệm thực tế. Họ không chỉ sử dụng kiến thức lý thuyết mà còn trải qua thời gian kiểm nghiệm.

Bằng kinh nghiệm giảng dạy của mình, giáo viên sẽ truyền đạt bài giảng hiệu quả đến từng đối tượng và từng thời điểm phù hợp.

1.2. Ngôn ngữ truyền cảm hứng

Nhắc tới ngôn ngữ truyền cảm hứng thì chắc chắn chúng ta sẽ liên tưởng đến ngay những câu khen, tạo động lực cho học sinh: “Em làm tốt lắm!”, “Bài làm có tiến bộ”, “Cô biểu dương tinh thần học tập của em”,....

Ngôn ngữ truyền cảm hứng Ngôn ngữ truyền cảm hứng (Ảnh minh họa)

Người ta thường nói, “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Dạy học cũng yêu cầu đến nghệ thuật ngôn ngữ, và để giúp học sinh tiến bộ, thay đổi bầu không khí trong lớp học thì ngôn ngữ truyền cảm hứng là không thể thiếu.

1.3. Ngôn ngữ chân phương, đơn giản

Trong giao tiếp với học sinh, giáo viên cũng không nên quá khắt khe, điều này tạo ra khoảng cách giữa học trò và thầy cô.

Chính vì vậy, trong tiết học của mình thầy cô cần xen kẽ những mẩu chuyện bình dị, kể về đời sống hay các mối quan tâm của các em để tạo mối liên kết gần gũi với học sinh của mình.

2. Đối tượng học sinh nào áp dụng 3 loại ngôn ngữ này?

2.1. Học sinh giỏi

Với những học trò hiểu biết, thông tuệ: Thầy cô hãy tập trung nhiều hơn vào ngôn ngữ chuyên gia và ngôn ngữ kinh nghiệm. Đây là hai loại ngôn ngữ giúp thầy cô thể hiện được trình độ, năng lực và kinh nghiệm dày dặn của mình, khiến học trò tin vào trí tuệ của mình. Chỉ khi tin tưởng, ngưỡng mộ thầy cô thì các bạn ấy mới tin vào những gì thầy cô truyền đạt, tin vào vai trò dẫn dắt, định hướng của thầy cô.

Học sinh giỏi Học sinh giỏi (Ảnh minh họa)

2.2. Học sinh bị tự ti

Với những học trò rụt rè, thiếu tự tin, ngại thể hiện bản thân: Thầy cô hãy sử dụng liều lượng lớn ngôn ngữ truyền cảm hứng (câu từ tích cực, khích lệ, động viên, truyền động lực). Thầy cô có thể gợi nhắc về những khía cạnh tích cực, những phẩm chất tốt, những năng lực nổi bật ở các bạn ấy để kích hoạt niềm tin vào bản thân ở học trò, giúp học trò nhận ra giá trị bản thân mình và tự tin hơn trong các hoạt động học tập, tự tin khám phá tiềm năng của bản thân.

Học sinh bị tự ti Học sinh bị tự ti (Ảnh minh họa)

2.3. Học sinh có tính cách thân thiện

Với những học trò vui vẻ, mong muốn được gần gũi, kết nối nhiều với thầy cô: Mọi người hãy sử dụng nhiều ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ thẳng thắn để rút ngắn khoảng cách thầy trò, trở thành người bạn đồng hành, để các bạn ấy có thể thoải mái bày tỏ ý kiến, chia sẻ quan điểm cá nhân - đó chính là những chất liệu quý giúp thầy cô cá nhân hóa bài giảng của mình, đáp ứng tốt nhu cầu của học trò.

Như vậy, bài toán của thầy cô chính là tìm cách thấu hiểu học trò, thu thập thông tin quan trọng, đặc biệt về học trò để sử dụng những chất liệu phù hợp, cá nhân hóa trong bài giảng. Ngôn ngữ cần đi từ cái gốc là tâm huyết, tình yêu thương dành cho học trò và những dữ liệu quan trọng về học trò. Ngôn ngữ cần thể hiện sự nâng niu của người thầy dành cho những giá trị của học trò.

Học sinh có tính cách thân thiện cởi mở Học sinh có tính cách thân thiện cởi mở (Ảnh minh họa)

Những lời nói, bài giảng của thầy cô giờ đây không chỉ chứa kiến thức mà còn giúp thầy cô giao tiếp hiệu quả với học trò, củng cố nhận thức cho các em, thậm chí có thể làm thay đổi tư duy, cuộc sống, tương lai của các em.

Lời kết

Trên đây Eduubi đã chia sẻ thông tin về các loại ngôn ngữ truyền cảm hứng thú vị trong dạy học.

🔔 Follow fanpage của Eduubi tại: Eduubi - Chuyển đổi số giáo dục

👉 Để nhận được thông tin chia sẻ tài liệu bài giảng và thủ thuật sử dụng các phần mềm dạy học online một cách nhanh nhất.

Logo Eduubi

© 2024 Eduubi. All rights reserved

Facebook EduubiYoutube Eduubi

Công ty TNHH Eduubi

Địa chỉ: 25 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0316727909,

Ngày cấp: 02/03/2021,

Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.

Chứng nhận bởi

Đã đăng ký với bộ công thương