Chức năng chia sẻ/bán tài liệu đang dần được hoàn thiện. Các bạn đón chờ trong những tháng tới nhé!

[TIẾT LỘ] 5 bước để có bài thuyết trình thành công

13/08/2022 - Kinh nghiệm giảng dạy

5 bước để có bài thuyết trình thành công

Trong bất kỳ ngành nghề lĩnh vực nào thì kỹ năng thuyết trình tốt sẽ luôn giúp bạn dành được cơ hội hơn những người khác. Tuy vậy có một thực tế là rất nhiều người Việt sợ thuyết trình trước đám đông, e ngại và sợ sai sót, những tâm lý này đang là rào cản lớn nhất trong con đường thành công của mỗi người. Trong bài viết này, Eduubi sẽ chia sẻ cho các bạn độc giả 5 bước để có một bài thuyết trình thành công:

1. Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình

Giả dụ bạn đang kinh doanh một sản phẩm áo thun, chất lượng vải mà doanh nghiệp của bạn gia công rất tốt, giá thành rẻ nhưng để cho các nhà phân phối chịu đầu tư và nhập sản phẩm áo của bạn thì chất lượng sản phẩm là chưa đủ.

Bạn phải thuyết phục được họ bằng giá trị của chiếc áo, những điểm nổi bật, lợi thế khi nhập sản phẩm áo thun của bạn so với các đối thủ khác,... Từ đó lấy được lòng tin của đối tác và bạn mới bán được sản phẩm của mình.

Vậy làm cách nào để lôi kéo được khách hàng về phía mình?

Câu trả lời đó chính là bạn phải thuyết trình được về sản phẩm của mình, thuyết phục họ bằng những gì mình có và đang đạt được. Thậm chí nhiều trường hợp sản phẩm mà bạn đem đến không có gì quá nổi bật, tuy nhiên bằng lời văn và kỹ năng thuyết trình của mình, bạn thuyết phục được khách hàng, đối tác đầu tư vào sản phẩm cho bạn.

Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình (Ảnh minh họa)

Ở một khía cạnh khác, trong ngành giáo dục, kỹ năng thuyết trình là một điều bắt buộc ở mỗi thầy cô giáo. Hãy nhìn những giáo viên dạy giỏi và nổi tiếng, điểm khác biệt của họ là gì? Đó là ở bài thuyết trình kiến thức của họ với những người khác. Họ trau dồi được kỹ năng thuyết trình tốt, do vậy các bài giảng của họ luôn lắng đọng, dễ chú ý theo dõi và học sinh có thể lĩnh hội kiến thức nhanh chóng.

Nhìn chung, dù ở trong hoàn cảnh, học tập và làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào thì kỹ năng thuyết trình rất quan trọng và cần thiết. Thực tế, một phần kỹ năng thuyết trình đến từ khả năng bẩm sinh của mỗi con người, nhưng con số này chỉ chiếm tỷ lệ ít và hơn 90% đến từ sự trau dồi, rèn luyện và tự phát triển bản thân.

2. 5 bước để bạn chinh phục bài thuyết trình trước đám đông

Người xưa đã từng nói “Có công mài sắt có ngày nên kim”, dù có khó khăn yếu kém thì bằng sự rèn luyện, qua thời gian thì bạn sẽ đạt được thành công.

2.1. Lựa chọn công cụ phần mềm phù hợp

Bài thuyết trình hay bài giảng đều cần đến các công cụ phần mềm trình chiếu, bạn nên chuẩn bị các phần mềm tương thích với máy tính và các thiết bị kết nối với máy tính của mình.

Lựa chọn công cụ phần mềm phù hợp Lựa chọn công cụ phần mềm phù hợp (Ảnh minh họa)

Đã có nhiều trường hợp phần mềm trình chiếu mà bạn sử dụng không thể kết nối được với thiết bị trình chiếu hay laptop của bạn không hỗ trợ dây cắm với thiết bị trình chiếu dẫn đến bài thuyết trình xảy ra sự cố không mong muốn.

2.2. Chuẩn bị trước nội dung của bài thuyết trình

Để có một bài thuyết trình hay thì ngoài sự tự tin và phong thái thì nội dung rất quan trọng. Bạn cần đầu tư nội dung thuyết trình thật chỉn chu. Đồng thời bạn cũng cần căn chỉnh nội dung không quá dài cũng không quá ngắn để phù hợp với thời lượng.

Ngoài ra, bạn phải chăm chút cho phần nội dung trình chiếu, nghĩa là các hình ảnh slide được thuyết trình phải chuyên nghiệp phù hợp. Bạn không thể đưa lên một slide toàn chữ hoặc có màu sắc quá rối, làm người xem bị khó chịu.

Chuẩn bị trước nội dung của bài thuyết trình Chuẩn bị trước nội dung của bài thuyết trình (Ảnh minh họa)

Nếu như bạn đang thuyết trình cho doanh nghiệp, trước các đối tác công việc thì nên lựa chọn các template màu sắc nhã nhặn, bố cục tinh tế, chuyên nghiệp.

Nếu như bạn là giáo viên và đang thuyết trình bài giảng thì nên lựa chọn các template màu sắc hơn, không nên quá nhiều chữ.

2.3. Luyện tập trước nhiều lần trước bài thuyết trình

Việc luyện tập trước cho buổi thuyết trình rất cần thiết, nó sẽ giúp bạn biết được bạn đang tốn bao nhiêu thời gian cho bài thuyết trình, từ đó kiểm soát lại kịch bản và điều chỉnh phù hợp. Thông thường, các bài thuyết trình đều được giới hạn thời gian vì thế kiểm soát thời gian là việc rất quan trọng để buổi thuyết trình diễn ra thuận lợi.

Luyện tập trước nhiều lần trước bài thuyết trình Luyện tập trước nhiều lần trước bài thuyết trình (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó bạn cũng nên tập luyện sử dụng ngôn ngữ cơ thể (body language) trước bởi ngoài giọng nói, nội dung thuyết trình và hình ảnh thì cách dùng ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt tốt sẽ giúp bạn có được đánh giá cao từ đối tác.

2.4. Kiểm tra thiết bị lần cuối

Trước khi buổi thuyết trình bắt đầu thì bạn cần phải kiểm tra thiết bị máy chiếu, micro, trang phục, hình ảnh chỉn chu để tránh xảy ra sự cố và sai sót.

2.5. Đừng quên tương tác với người đối diện

Một điều quan trọng mà nhiều người mắc phải đó là thiếu sự tương tác với người nghe. Bạn không nên chỉ nói một mình, bạn cần phải chắc chắn người đối diện đang lắng nghe bài thuyết trình của mình.

Hơn hết, sự tương tác sẽ đem lại thiện cảm và biểu đạt sự tôn trọng của bạn đối với người nghe. Bạn cũng không nhất thiết phải đặt câu hỏi cho người nghe mà đôi khi chỉ cần giao tiếp bằng ánh mắt với họ thì cũng đã là một sự thành công rồi.

Lời kết

Bài thuyết trình thành công cần rất nhiều kỹ năng và yếu tố kết hợp bổ trợ lẫn nhau và không thể ngày một ngày hai là đã trở nên siêu đẳng. Hy vọng với bài viết về chủ đề bài thuyết trình mà Eduubi chia sẻ, các bạn độc giả sẽ có thêm năng lượng và kiến thức để nâng cao kỹ năng của mình.

Ấn Follow fanpage của Eduubi tại: https://www.facebook.com/eduubi.official để nhận được thông tin chia sẻ tài liệu bài giảng và thủ thuật sử dụng các phần mềm dạy học online một cách nhanh nhất.

Logo Eduubi

© 2024 Eduubi. All rights reserved

Facebook EduubiYoutube Eduubi

Công ty TNHH Eduubi

Địa chỉ: 25 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0316727909,

Ngày cấp: 02/03/2021,

Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.

Chứng nhận bởi

Đã đăng ký với bộ công thương