Chức năng chia sẻ/bán tài liệu đang dần được hoàn thiện. Các bạn đón chờ trong những tháng tới nhé!

Các phương pháp đảm bảo công tác chủ nhiệm của giáo viên

31/07/2022 - Kinh nghiệm giảng dạy

Giáo viên chủ nhiệm

Nhà tâm thần học người Áo Alfred Adler từng nói rằng “Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà giáo, có thể nói là nhiệm vụ thiêng liêng, là đảm bảo không đứa trẻ nào nản lòng ở trường học, và rằng một đứa trẻ đã nản lòng khi bước vào trường học sẽ lấy lại được sự tự tin qua mái trường và người thầy. Điều này đi song hành với nghề nghiệp của nhà giáo dục, vì giáo dục chỉ thành công đối với những đứa trẻ nhìn về tương lai tràn đầy hy vọng và vui tươi”. Và đối với mọi thế hệ học sinh, nền tảng quan trọng giúp các em tự tin hơn khi bước vào trường học nằm ở phương hướng và công tác lãnh đạo của giáo viên chủ nhiệm. Vậy để có thể đảm bảo được công tác chủ nhiệm, giáo viên có thể tham khảo một số phương pháp sau đây.

Nắm bắt đối tượng học sinh

Việc tìm hiểu thông về học sinh trước khi bước vào một hành trình mới cùng các em là điều cơ bản nhất để giúp giáo viên chủ nhiệm hiểu và nắm bắt được các đối tượng học sinh của lớp. Có nhiều giáo viên thường không chú trọng vấn đề này vì nghĩ rằng khi vào năm học mới và trải qua quá trình học tập trong năm học thì thầy trò sẽ dần trở nên hiểu nhau, hoặc chỉ tìm hiểu thông tin những trường hợp đặc biệt.

Điều này cần được cải thiện bởi vì nếu hiểu rõ thông tin học sinh trước (có thể thông qua các kênh như điều tra qua học bạ năm học trước, hồ sơ cá nhân, bảng điểm năm học trước…) thì mới có căn cứ để lựa chọn học sinh có năng lực để lựa chọn vào Ban cán sự lớp hay BCH liên chi đoàn. Đồng thời nắm bắt đối tượng học sinh để giáo viên có thể đưa ra những biện pháp phù hợp cho việc giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm của mình.

Nắm bắt thông tin học sinh trước khi vào năm học chính thức Nắm bắt thông tin học sinh trước khi vào năm học chính thức (Ảnh minh họa)

Hoàn thiện tổ chức lớp

Mỗi giáo viên chủ nhiệm đều có phương pháp, cơ sở lựa chọn đội ngũ cán bộ khác nhau. Có thể căn cứ vào những thông tin cá nhân từng học sinh mà giáo viên đã nắm bắt được trước đó; căn cứ vào sự nhiệt tình, năng nổ, ý thức tổ chức kỷ luật, tính gương mẫu và các biểu hiện khác mà giáo viên quan sát được trong thời gian đầu nhập học.

Giáo viên chủ nhiệm cần xác định rõ tổ chức ban cán sự của lớp. Có thể phân các chức vụ bao gồm lớp trưởng, lớp phó (lớp phó học tập, lớp phó lao động,...), bí thư, tổ trưởng, tổ phó…Giáo viên có thể cho bổ nhiệm lại tổ chức cán bộ theo quý, theo kỳ nếu cần thiết. Xây dựng các đội ngũ tự quản như tổ phó, bàn trưởng… là phương pháp tối ưu cần thiết cho công tác chủ nhiệm. Đây là một việc giúp tổ chức kỷ luật lớp học hiệu quả song cũng là việc khá khó khăn đối với nhiều giáo viên chủ nhiệm.

Khi đã chọn lọc được đội ngũ cán bộ lớp. giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch bồi dưỡng để đội ngũ cán bộ lớp có được ý thức trách nhiệm cao đối với lớp học, phục vụ tập thể lớp, biết phê bình và tự phê bình, cải thiện điểm hạn chế và duy trì điểm tích cực. Nên sử dụng sổ theo dõi và mỗi tháng nên họp một lần để tổng kết và rút ra những kinh nghiệm và đề ra phương án, kế hoạch cho tháng tới. Thông thường có thể tổ chức giao ban vào tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.

Giáo viên chủ nhiệm xác định rõ tổ chức ban cán sự của lớp Giáo viên chủ nhiệm xác định rõ tổ chức ban cán sự của lớp (Ảnh minh họa)

Xây dựng tiêu chí thi đua cho toàn thể lớp

Mối giáo viên chủ nhiệm cần lập tiêu chí thi đua, các mục tiêu cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình lớp rồi công bố kế hoạch trước tập thể lớp học, được học sinh nhất trí, thông qua và xin ý kiến đóng góp của phụ huynh sau đó mới thống nhất và đưa ra thực hiện, lấy đó làm cơ sở xếp loại thi đua.

Sau đó sẽ có thể có những sự điều chỉnh và thay đổi, bổ sung kịp thời các tiêu chí thi đua theo tình hình thực hiện nội quy nề nếp và ý thức tự rèn luyện của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm nên đề ra các mức khen thưởng và kỷ luật phù hợp, kịp thời thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm hoặc thông qua các kênh liên lạc điện tử nếu cần thiết.

Kết hợp công tác quản lý với giáo viên bộ môn

Để công tác dạy và học đạt hiệu quả tối đa, để tiện theo dõi, kiểm tra và nắm bắt tình hình học tập của tập thể và cá nhân,..giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn và thường xuyên trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về những vấn đề cụ thể của lớp.

Bởi vì ở bậc trung học, giáo viên chủ nhiệm không thể theo dõi cụ thể tình hình của lớp 24/7, chủ yếu là thông qua giáo viên bộ môn. Vậy nên GVCN cần tổng hợp được các vấn đề cụ thể của lớp và cùng với giáo viên bộ môn đưa ra phương pháp giáo dục thống nhất; đề xuất, trao đổi về ý kiến của học sinh về công tác dạy và học đối với giáo viên có liên quan nhằm cải thiện và đạt được kết quả rèn luyện, học tập, giảng dạy tốt nhất.

Kết hợp với giáo viên bộ môn thúc đẩy công tác giảng dạy Kết hợp với giáo viên bộ môn thúc đẩy công tác giảng dạy (Ảnh minh họa)

Xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt

Giáo viên chủ nhiệm thông qua tìm hiểu lý lịch và hoạt động của học sinh tại lớp học, thông qua giáo viên bộ môn kết hợp với nhà trường và gia đình để tìm ra điểm mạnh điểm yếu của học sinh, có kế hoạch riêng để giáo dục học sinh cá biệt.

Mỗi lớp học có thể có nhiều đối tượng cá biệt khác nhau (học sinh nghịch phá, học sinh tự kỷ…) nên cần có những cách thức giáo dục khác nhau nhưng cơ bản đối với những đối tượng học sinh này thì không thể nóng vội mà cần sự kiên trì, dạy dỗ dần dần. Giao cho các học sinh cá biệt những nhiệm vụ riêng phù hợp với năng lực của mỗi người.

Ngoài kế hoạch giáo dục dành cho học sinh cá biệt cũng cần có kế hoạch cho cán sự lớp để thành lập các nhóm bạn/ đôi bạn cùng tiến. Học sinh trong lớp không được có thái độ kì thị hay xa lánh những bạn học cá biệt. Bạn cùng lớp luôn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ đồng thời giáo viên chủ nhiệm luôn nắm bắt kịp thời thông tin về học sinh và trao đổi với phụ huynh và ngược lại, gia đình cũng cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên để giáo dục các em học sinh cá biệt một cách tốt nhất.

Đưa ra phương pháp giáo dục riêng cho học sinh cá biệt Đưa ra phương pháp giáo dục riêng cho học sinh cá biệt (Ảnh minh họa)

Lời kết

Để quản lý tốt một lớp học với vai trò giáo viên chủ nhiệm, công tác chủ nhiệm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên để quá trình dạy và học, kết nối và rèn luyện được tổ chức một cách tốt nhất thì giáo viên cần kết hợp những kinh nghiệm của bản thân, học hỏi từ đồng nghiệp đồng thời tham khảo các phương pháp nêu trên. Hy vọng mỗi giáo viên luôn làm tốt nhiệm vụ của mình và thu về những trái ngọt trong quá trình chủ nhiệm của mình.

Logo Eduubi

© 2024 Eduubi. All rights reserved

Facebook EduubiYoutube Eduubi

Công ty TNHH Eduubi

Địa chỉ: 25 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0316727909,

Ngày cấp: 02/03/2021,

Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.

Chứng nhận bởi

Đã đăng ký với bộ công thương