Chức năng chia sẻ/bán tài liệu đang dần được hoàn thiện. Các bạn đón chờ trong những tháng tới nhé!

Cách giúp giáo viên nắm bắt tâm lý học sinh trong giảng dạy

02/08/2022 - Kinh nghiệm giảng dạy

Tâm lý học sinh

Để có được những phương pháp giảng dạy hiệu quả trong công tác dạy và học, người giáo viên không chỉ cần những kế hoạch cho quá trình phát triển kiến thức văn hóa mà còn phải cân bằng giữa trí tuệ và tinh thần của học sinh, phát triển năng lực/ nội lực của các em. Muốn vậy, giáo viên cần nắm bắt được tâm lý học sinh để “phát triển từ gốc rễ” để những kiến thức mang lại không trở nên “sáo rỗng”.

Tại sao cần nắm bắt tâm lý học sinh

Bởi vì giáo dục luôn song hành cùng tâm lý học, tâm lý học giáo dục là mảng khoa học không thể thiếu góp phần phát triển con người nói riêng và giáo dục nói chung.

Tâm lý học giúp người dạy và người học hiểu biết những phương tiện cần thiết sử dụng trong giáo dục. Bao gồm trí tuệ và nhân cách của giáo viên, học sinh và phụ huynh. Đây là phương tiện quan trọng để giáo dục trẻ và là công cụ hỗ trợ giảng dạy mà mọi nền giáo dục hướng tới.

Bên cạnh đó, tâm lý của con người đặc biệt là học sinh - lứa tuổi thiếu niên đầy nhạy cảm và phức tạp cần được sự quan tâm, chú ý nhất định. Mọi giáo viên đều có khả năng nhận biết những nguồn năng lượng mạnh mẽ từ mỗi học sinh của mình. Nhưng điều quan trọng là làm sao để khai thác và giúp các em sử dụng chúng đúng cách.

Có nhiều lý do khiến một người gặp khó khăn khi học một môn ngôn ngữ hay một bộ môn khoa học mới lạ. Vấn đề lớn nhất không phải do các khối kiến thức quá khó để nắm bắt, mà là do cách người học tự đánh giá năng lực của mình, các họ kết nối với thầy cô và bộ môn đó.

Tại sao cần nắm bắt tâm lý học sinh? Tại sao cần nắm bắt tâm lý học sinh? (Ảnh minh họa)

Các yếu tố xác định sức mạnh nội tại của học sinh

Để nắm bắt tâm lý học sinh, giáo viên cần nắm được các yếu tố để xác định được các nguồn năng lực tinh thần tiềm ẩn trong bản thân mỗi người học. Có thể xác định thông qua các yếu tố như:

Sự bền bỉ

Đầu tiên, một người có sức mạnh nội tại phải là người có tư tưởng cầu tiến, đặc biệt là trong việc học một môn ngôn ngữ. Giáo viên có thể xem xét điều này thông qua quá trình học ngoại ngữ của học sinh. Có một câu ngạn ngữ nổi tiếng như sau: “Học một môn ngôn ngữ giống như một cuộc đua marathon chứ không phải một cuộc chạy nước rút”.

Học ngôn ngữ cần quá trình dài, cần thời gian, không phải là thứ có thể dễ dàng nắm bắt trong thời gian ngắn. Điều này khiến người học cần có sự bền bỉ và kiên trì. Sẽ có những rào cản, những chán nản và bỏ cuộc, song nếu có sự bền bỉ thì người học vẫn có thể bình tâm vững chí đối mặt với những thách thức, giải quyết vấn đề với một năng lượng hoàn toàn mới. Đó chính là bền bỉ!

Sự bền bỉ giống như một cuộc đua marathon Sự bền bỉ giống như một cuộc đua marathon (Ảnh minh họa)

Tư tưởng cầu tiến

Để có được sự bền bỉ thì trước hết học sinh phải có tư tưởng cầu tiến. Ví dụ trong việc học một môn ngôn ngữ, các em tin rằng mình có khả năng phát triển theo thời gian. Những người tham gia một quy trình học như nhau chưa chắc sẽ đạt được mức độ thành thạo như nhau. Nhưng với thái độ cầu tiến và có kế hoạch khoa học về thời gian, học sinh sẽ phát triển như mong muốn theo thời gian.

Cũng chính vì lý do đó, một số người không có thái độ cầu tiến mà tin rằng học ngôn ngữ là do tư duy bẩm sinh thì rất dễ dàng từ bỏ việc học. Những đối tượng này sẽ cảm thấy bất lực vì luôn luôn nghĩ mình không có năng lực, không thể cải thiện hoặc không thể vượt qua các thách thức. Ngược lại, những người có tư duy phát triển hơn thì không ngại đối mặt khó khăn, tìm ra bài học trong sự thất bại, cải thiện bản thân và đạt được mong muốn của bản thân.

Muốn bền bỉ phải có tư tưởng cầu tiến Muốn bền bỉ phải có tư tưởng cầu tiến (Ảnh minh họa)

Yếu tố giúp giáo viên nắm bắt tâm lý học sinh

Để giúp giáo viên nắm bắt được tâm lý học sinh, chúng tôi gợi ý mô hình 3C (Competence - Control - Connectedness) được ứng dụng rất nhiều trong giảng dạy hiện nay. Cụ thể như sau:

Competence - Năng lực

Người học cần tin tưởng ở bản thân và luôn tự nhủ rằng :“Tôi có thể” để chinh phục bất cứ môn học nào. Như đã đề cập ở trên, niềm tin này thường xuất phát từ tư duy của mỗi người, người có sự bền bỉ và thái độ cầu tiến chắc chắn sẽ có năng lực thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Control - Kiểm soát

Học sinh sẽ tạo được một cảm giác tuyệt vời cho chính mình khi được truyền cảm hứng và tự do quyết định những điều mình làm. Muốn vậy, học sinh cần có sự chủ động hơn trong việc chọn phương pháp học tập mà họ cảm thấy phù hợp và yêu thích nhất. Tự mình kiểm soát mọi thứ liên quan đến quá trình tiếp thu kiến thức và phát triển nhân cách giúp học sinh giải thích được những thành công và thất bại của mình.

Connectedness - Kết nối

Học sinh không chỉ kết nối với giáo viên mà còn với bạn học, nhà trường và gia đình - bất cứ mối quan hệ nào có thể thúc đẩy quá trình học của các em. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần kết nối bản thân mình với các môn học. Khi tìm thấy sự kết nối, dù có cảm thấy khó thì các em vẫn sẽ luôn cảm thấy thích thú khi học.

Tìm kiếm sự kết nối giữa người học và các yếu tố liên quan Tìm kiếm sự kết nối giữa người học và các yếu tố liên quan (Ảnh minh họa)

Lời kết

Với những thông tin kiến thức chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng người đọc sẽ tìm kiếm được những giá trị riêng cho mình. Chúc các thầy cô và các em học sinh luôn coi trọng tâm lý học giáo dục để luôn có những kết quả tốt nhất trong quá trình dạy và học!

Logo Eduubi

© 2024 Eduubi. All rights reserved

Facebook EduubiYoutube Eduubi

Công ty TNHH Eduubi

Địa chỉ: 25 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0316727909,

Ngày cấp: 02/03/2021,

Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.

Chứng nhận bởi

Đã đăng ký với bộ công thương