Chức năng chia sẻ/bán tài liệu đang dần được hoàn thiện. Các bạn đón chờ trong những tháng tới nhé!
15/09/2022 - Chia sẻ
Những tưởng chỉ có dân design mới phải học các yêu cầu trong thiết kế nhưng thực ra với những phần mềm tạo hình ảnh bài giảng, slide thuyết trình cơ bản cũng cần yêu cầu tư duy thiết kế sâu sắc. Đặc biệt nếu thầy cô đang dùng Canva hay các phần mềm tương tự thì càng không thể bỏ qua những điều này.
Ứng dụng tính tương phản nghĩa là thầy cô có thể ứng dụng màu sắc để tạo ra sự tương phản trong slide. Sự tương phản này có thể là về sáng - tối, dày - mỏng,...
Tính tương phản được sử dụng rất phổ biến để tạo nên sự khác biệt và lôi cuốn trong thiết kế đồ họa hay trong các slide.
Đây là công cụ cơ bản mà ai cũng có thể dụng được, dùng khung để tạo viền cho hình ảnh hoặc dùng khung để làm điểm nhấn cho khung chữ đều sẽ tạo ra sự khác biệt.
Các thầy cô cũng cần lưu ý là màu sắc của khung cũng cần được đảm bảo hài hòa với màu nền slide mà thầy cô sử dụng, hoặc thầy cô có thể ứng dụng sự tương phản trong màu sắc.
Trước khi dùng đến các font chữ mới lạ thì thầy cô cũng cần lưu ý là phải đồng bộ font chữ, size chữ, màu chữ ở các slide với nhau. Chẳng hạn cùng là đề mục I, II, III sẽ có font chữ giống nhau, các đề mục nhỏ hơn thì cũng tương tự.
Đề cập đến các font chữ, thông thường các thầy cô thường sử dụng hai font chính đó là Time New Roman và Arial, tuy nhiên do việc sử dụng quá nhiều dẫn đến dễ nhàm chán, khuôn khổ và một màu. Thầy cô nên thử thay đổi font chữ mới để slide của mình mới lạ và sinh động hơn nhé.
Thầy cô có thể tham khảo các font như Muti, Comfortaa, Comic San MS, Impact,...
Mỗi yếu tố xuất hiện trong slide đều có “khối lượng”, vì thế phải biết cân bằng và sắp xếp chúng thật hợp lý và cân đối nhất.
Bài giảng sẽ trở nên sinh động hơn khi thầy cô dùng các animation, yếu tố chuyển động trong slide. Khi đó, slide thuyết trình không chỉ còn là những hình ảnh đơn điệu và các dòng chữ chạy qua chạy lại.
Hiệu ứng chiều sâu mà Eduubi muốn nhắc đến đó chính là hiệu ứng đổ bóng, để làm cho vật thể trở nên sinh động và chân thực, tuy nhiên, chỉ nên dùng với vật thể phù hợp như các hình khối, đồ vật.
Mục đích của slide là đưa ra khái quát nhất về nội dung đang nói, chủ yếu slide được minh họa bằng hình ảnh vì thế thầy cô không được lạm dụng slide để trình bày nội dung vào nhiều. Số lượng nội dung phù hợp trong một slide là từ 5 - 6 dòng.
Mặt khác, bỏ quá nhiều nội dung chữ vào một slide sẽ làm rối, khó đọc, gây ra cảm giác như một bài báo cáo thuyết trình vậy.
Vì slide nên có nhiều hình ảnh, mặt khác, hình ảnh là sự thu hút đầu tiên của học sinh khi nhìn vào bài giảng nên một slide đẹp được đánh giá dựa trên chất lượng hình ảnh video.
Khi tìm tài liệu ảnh, các thầy cô không nên lựa chọn chất lượng ảnh quá thấp dưới 600px. Một tip hữu ích mà Eduubi muốn chia sẻ là khi chọn lựa bất kỳ một ảnh nào trên internet, thầy cô chọn “Công cụ”, tại đó hiện ra tác vụ “Kích thước”, nhấn “Kích thước” và chọn “Lớn”.
Trên đây là chia sẻ của Eduubi về các yêu cầu trong thiết kế. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích đến quý bạn đọc.
🔔 Follow fanpage của Eduubi tại: Eduubi - Chuyển đổi số giáo dục
👉 Để nhận được thông tin chia sẻ tài liệu bài giảng và thủ thuật sử dụng các phần mềm dạy học online một cách nhanh nhất.
Bài viết liên quan
Công ty TNHH Eduubi
Địa chỉ: 25 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0316727909,
Ngày cấp: 02/03/2021,
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.