Chức năng chia sẻ/bán tài liệu đang dần được hoàn thiện. Các bạn đón chờ trong những tháng tới nhé!

Hướng dẫn cách nhập văn bản bằng giọng nói tiện dụng

04/08/2022 - Chia sẻ

Nhập văn bản bằng giọng nói

Có phải bạn đang loay hoay đánh một văn bản dài dòng nhàm chán? Vậy thì bạn chưa biết đến công cụ nhập văn bản bằng giọng nói. Trong bài viết này, Eduubi sẽ giới thiệu đến các thầy cô các ứng dụng cho phép nhập văn bản bằng giọng nói và cách sử dụng nhé:

Lợi ích của việc nhập văn bản bằng giọng nói

Có rất nhiều giáo viên hàng ngày phải đối mặt xử lý với hàng chồng tài liệu, từ việc soạn giáo án, thiết kế bài giảng, thu thập tài liệu, tổng hợp đề thi, kiến thức từ chuyên môn đến nâng cao cho học sinh. Chưa kể hàng tuần hàng quý phải làm báo cáo gửi lên cấp trên.

Và một trong những việc mà giáo viên phải làm nhiều nhất đó chính là soạn thảo văn bản, thực tế bình quân mỗi ngày mỗi người có thể soạn thảo từ vài trang đến vài chục trang tuy nhiên thì rất khó để duy trì lâu bởi đánh máy nhiều ngoài việc nhàm chán, tốn thời gian mà còn làm các khớp tay bị đau nhức do phải làm việc linh hoạt liên tục trong nhiều giờ.

Nhưng “nghề chọn người”, nếu không soạn thảo văn bản thì làm sao có giáo án bài giảng, làm sao có tài liệu học cho học sinh, làm sao có báo cáo công việc và kết quả?

Làm sao có báo cáo công việc và kết quả? Làm sao có báo cáo công việc và kết quả? (Ảnh minh họa)

Và nếu các thầy cô đang đau đầu về vấn đề này thì có một giải pháp hữu hiệu giúp các thầy cô giải quyết đó chính là sử dụng công cụ nhập văn bản bằng giọng nói.

Lợi ích điển hình mà công cụ thông minh này mang lại là tiết kiệm được thời gian đánh máy, với chức năng xử lý thông tin thông minh, người dùng chỉ cần đọc đoạn văn bản và sau đấy sẽ được chuyển qua dạng văn bản. Đặc biệt đối với những người gõ phím chậm thì đây chính là công cụ tuyệt hảo mà bạn cần phải dắt túi.

Mặt khác, trong trường hợp hy hữu bàn phím máy tính của bạn có vấn đề thì đây sẽ là phương pháp thay thế tạm thời hữu ích nhất dành cho bạn.

Đối với các thầy cô giáo thì biết thêm công cụ nhập văn bản bằng giọng nói sẽ hỗ trợ đắc lực trong quá trình soạn đề thi, bài giảng và các việc soạn thảo liên quan khác.

[THAM KHẢO] Các trang web hỗ trợ thiết kế bài giảng kết hợp trò chơi

Cách nhập văn bản bằng giọng nói

Eduubi sẽ giới thiệu đến cho các thầy cô công cụ nhập văn bản bằng giọng nói của Google Docs. Thực tế, chắc chắn không ít giáo viên đã và đang sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản trên google docs nhưng ít ai để ý đến công cụ này.

Đầu tiên, các thầy cô mở file Docs có sẵn, trên thanh công cụ chọn Tools (Công cụ), tại đây bạn sẽ thấy các tác vụ được hiện ra như chính tả, ngữ pháp, số từ, trích dẫn,.... Bỏ qua các tác vụ đấy, nhìn xuống dưới bạn sẽ thấy “Nhập liệu bằng giọng nói” (có biểu tượng micro đi kèm).

Click vào “Nhập liệu bằng giọng nói”, lúc này google docs sẽ hiển thị thông báo hỏi “Cho phép sử dụng micro của bạn”, bạn nhấn “Cho phép”.

Lúc này, đợi biểu tượng micro màu đỏ hiện ra là bạn có thể bắt đầu đọc nội dung mà mình muốn soạn thảo và google sẽ lập tức chuyển giọng nói của bạn thành nội dung văn bản trên màn hình.

Cách nhập văn bản bằng giọng nói Cách nhập văn bản bằng giọng nói (Ảnh minh họa)

Nếu đã dùng lâu và muốn nhanh hơn trong quá trình mở công cụ thì các thầy cô có thể sử dụng phím tắt là Crtl + Shift + S là ngay lập tức biểu tượng micro sẽ hiện ra nhé!.

Có thể các thầy cô chưa biết, ngoài tiếng Việt, google docs còn hỗ trợ nhập liệu đến 40 thứ tiếng ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới, các bạn có thể lựa chọn ngay tại biểu tượng Microphone

Nhược điểm của công cụ nhập văn bản bằng giọng nói

Tất nhiên vẫn có những tồn tại trong các phần mềm, với công cụ nhập văn bản bằng giọng nói, đôi khi hệ vi xử lý ngôn ngữ thông minh không nhận dạng được nội dung bạn nói hoặc nhận dạng sai, dẫn đến việc bạn sẽ phải mất công sửa lại bằng cách soạn thảo đoạn đấy.

Nhược điểm thứ hai là tốc độ chuyển đổi giọng nói sang văn bản của google docs sẽ chậm hơn tốc độ nói của bạn, vì vậy bạn sẽ phải đợi một vài giây trước khi văn bản được chuyển đổi thành công.

Nhược điểm của công cụ nhập văn bản bằng giọng nói Nhược điểm của công cụ nhập văn bản bằng giọng nói (Ảnh minh họa)

Lời kết

Nhìn chung, mặc dù vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhưng với những lợi ích thực tiễn mà google docs mang lại thì các thầy cô nên thử trải nghiệm để có thêm sự lựa chọn công cụ giảng dạy của mình nhé!

Trên đây là hướng dẫn và chia sẻ của Eduubi về chủ đề nhập văn bản bằng giọng nói, hy vọng với bài viết vừa rồi, các thầy cô đã biết sử dụng thêm một công cụ mạng xã hội giáo dục mới. Các thầy cô có thể qua website eduubi.com để cập nhật thêm nhiều kiến thức khác nữa nhé!

Logo Eduubi

© 2024 Eduubi. All rights reserved

Facebook EduubiYoutube Eduubi

Công ty TNHH Eduubi

Địa chỉ: 25 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0316727909,

Ngày cấp: 02/03/2021,

Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.

Chứng nhận bởi

Đã đăng ký với bộ công thương