Chức năng chia sẻ/bán tài liệu đang dần được hoàn thiện. Các bạn đón chờ trong những tháng tới nhé!
31/07/2022 - Phương pháp học tập
Đối với tất cả các môn học chúng ta đều cần có những phương pháp khoa học để tiếp thu kiến thức nhanh chóng và ghi nhớ được lâu. Nếu không có phương pháp học chủ động, luôn tiếp thu một cách thụ động thì sẽ rất khó hiểu bài, khó thuộc và mau quên kiến thức. Và để quá trình học tập, tiếp thu kiến thức có hiệu quả hơn, bài viết dưới đây là những phương pháp khoa học và được nhiều người áp dụng nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được. Theo dõi ngay!
Tất cả các đối tượng học sinh, sinh viên trong quá trình học tập đều cần phải ghi nhớ một lượng lớn thông tin. Phần lớn học sinh, sinh viên đều cho biết rằng họ không có khả năng ghi nhớ tốt. Nếu bạn cũng vậy thì đừng lo, bởi vì việc ghi nhớ không chỉ có những người có tài năng bẩm sinh mới có thể làm được, mà tất cả chúng ta đều có thể làm được nhờ rèn luyện và phát triển khả năng ghi nhớ của mình nhờ những phương pháp đúng đắn.
Những người có khả năng ghi nhớ tốt cho rằng việc thực hành các kỹ thuật hình dung/ tưởng tượng và sử dụng các thủ thuật ghi nhớ cho phép họ ghi nhớ khối lượng thông tin lớn một cách nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy những học sinh sử dụng thủ thuật ghi nhớ thì sẽ ghi nhớ nhanh hơn và lâu hơn so với những học sinh không sử dụng.
Thủ thuật ghi nhớ giúp bạn mở rộng bộ nhớ làm việc và tạo khả năng truy cập bộ nhớ dài hạn. Có những thủ thuật ghi nhớ cũng có thể cho phép bạn nhớ một số khái niệm trong nhiều năm hoặc thậm chí là suốt đời. Ghi nhớ khoa học nâng cao sự hiểu biết và tư duy, giúp bộ não được hoạt động một cách tối đa.
Ngoài các kỹ thuật ghi nhớ hình ảnh và không gian, bạn có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác để giúp bộ não ghi nhớ thông tin. Dưới đây là một số mẹo đơn giản bạn có thể thử:
Mẹo ghi nhớ được nhiều người ưu tiên sử dụng là tận dụng những hình ảnh. Do bộ não của chúng ta có khả năng ghi nhớ thông tin thị giác tốt hơn nhiều so với thông tin thính giác, ví dụ bạn xem phim hoặc đọc truyện tranh thì sẽ thích thú hơn và nhớ nội dung dễ dàng hơn. Vì lý do này, nếu bạn muốn ghi nhớ lâu dài, tốt nhất là nên hình dung những bức tranh tưởng tượng trong tâm trí của mình.
Khi xác định mức độ quan trọng của một phần thông tin, bộ não của chúng ta sẽ xem xét một vài yếu tố như xem xét có bao nhiêu mối liên hệ giữa phần thông tin này và phần thông tin khác bởi vì “các thế bào thần kinh luôn kết nối với nhau”. Vậy nên càng tạo được nhiều sự liên kết giữa các kiến thức thì bạn sẽ cảm thấy dễ ghi nhớ và nhớ lâu hơn.
Thông thường khi chúng ta học được một điều gì đó mới và trước đó chưa có phần kiến thức nào liên quan, và bạn nghĩ rằng: “Tôi không biết gì về chủ đề này, nó quá mới lạ và khó” thì não sẽ ghi nhận điều đó và nhanh chóng khiến bạn quên đi. Thay vào đó, hãy cố gắng tạo càng nhiều kết nối với những điều bạn đã biết khi học một điều gì đó mới càng tốt. So sánh và đối chiếu những ý tưởng mới với những điều mà bạn đã biết.
Ví dụ khi học từ mới trong ngoại ngữ, chúng ta thường học ghép từ mới vào các cụm từ mà mình đã biết, tạo sự kết nối với những từ cũ sẽ dễ nhớ hơn. Hay khi học lịch sử, để nhớ ngày diễn ra sự kiện thì nên kết nối với các sự kiện cùng tháng hay cùng năm để sự ghi nhớ có logic hơn. Bạn càng tạo ra nhiều sự kết nối thì khả năng ghi nhớ càng cao.
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên vì ai cũng phải liên tục học những điều mới một cách khách quan. Nhưng thực tế thì những người có trí nhớ ngắn hạn đều là những người không tích cực học hỏi những điều mới. Học những điều mới thường xuyên giúp đầu óc chúng ta nhạy bén, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ, nâng cao khả năng ghi nhớ của não.
Để học thuộc có hiệu quả, bạn không nên chỉ đọc và cố gắng những kiến thức mà mình đọc được, hãy viết nó ra giấy. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Tâm lý cho thấy cách viết bằng tay có nhiều lợi thế hơn nhiều so với việc viết ghi chú trên máy tính xách tay hoặc máy tính bảng. Các nhà khoa học đã kiểm tra tác động của việc ghi chép đối với việc học như thế nào và đó là điều đáng ghi nhớ.
Một trong những nhà tâm lý học nhấn mạnh rằng những người viết bằng tay xử lý thông tin tốt hơn. Khi bạn gõ trên máy tính xách tay hoặc trên một thiết bị khác, bạn thường viết ra nhiều hơn, nhưng cuối cùng lại ghi nhớ ít hơn. Điều này cũng góp phần đáng kể vào việc ghi nhớ tốt hơn. Một số lợi ích cụ thể của việc ghi chép:
Dân gian Việt Nam có câu: “Có thực mới vực được đạo” nói lên sự quan trọng của sức khỏe trong mọi việc, kể cả trong học tập và duy trì chức năng của não. Chỉ khi cơ thể đầy đủ dinh dưỡng và ngủ đủ giấc thì đầu óc mới có thể tỉnh táo để làm việc. Một nghiên cứu của Harvard năm 2010 cho rằng ngủ mơ có thể kích hoạt lại và tổ chức lại các tài liệu đã học gần đây, điều này sẽ giúp cải thiện trí nhớ và tăng hiệu suất.
Trong nghiên cứu, các tình nguyện viên được chia làm 2 nhóm, một số được phép chợp mắt trong 90 phút trong giờ giải lao, những người khác thì không. Kết quả thống kê được rằng những người đã ngủ trưa thì có những giờ học tập năng suất hơn sau đó. Điều này chứng tỏ giấc ngủ rất quan trọng giúp cải thiện khả năng hoạt động của não nói chung và cải thiện trí nhớ nói riêng, dành cho tất cả các đối tượng.
Trên đây là một số phương pháp nổi bật giúp cải thiện trí não, học nhanh, nhớ lâu không chỉ dành riêng cho học sinh/ sinh viên mà bất cứ đối tượng nào cũng có thể tham khảo và áp dụng. Hy vọng với những gợi ý trên có thể giúp bạn học tập và làm việc một cách khoa học hơn và đạt được hiệu quả tốt nhất!
Bài viết liên quan
Công ty TNHH Eduubi
Địa chỉ: 25 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0316727909,
Ngày cấp: 02/03/2021,
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.